Chế độ ăn giàu protein: Giảm mỡ thừa, tăng sức khỏe tim mạch

Trong hành trình tìm kiếm một cơ thể khỏe mạnh và vóc dáng cân đối, protein đóng vai trò vô cùng quan trọng. Không chỉ giúp xây dựng cơ bắp và duy trì khối nạc, protein còn hỗ trợ giảm cân lành mạnh và bảo vệ sức khỏe tim mạch nếu được lựa chọn đúng cách.

1. Protein giúp giảm cân và có lợi cho tim mạch như thế nào?

Protein là một trong ba chất dinh dưỡng đa lượng (cùng với carbohydrate và chất béo) và đóng vai trò vô cùng thiết yếu đối với hầu hết các chức năng của cơ thể.

Protein rất quan trọng cho việc xây dựng và phục hồi cơ và xương, cung cấp năng lượng và hỗ trợ sức khỏe tổng thể, bao gồm cả tim mạch. Việc lựa chọn đa dạng protein, từ nguồn thực vật và động vật như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh cho tim mạch có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Protein ảnh hưởng đến nồng độ hormone điều chỉnh sự thèm ăn, giúp chúng ta không cảm thấy đói và no lâu hơn. Do đó khi ăn thực phẩm giàu protein mọi người thường ăn ít hơn dẫn đến tiêu thụ ít calo hơn, từ đó hỗ trợ giảm cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh.

Ăn nhiều protein hơn giúp duy trì khối lượng cơ nạc và thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Điều này làm tăng lượng calo đốt cháy ngay cả khi nghỉ ngơi.

Nguồn thực phẩm giàu protein giúp giảm cân và tăng cường sức khỏe tim mạch- Ảnh 1.

Ăn protein nạc giúp giảm cân.

Lợi ích giảm cân của protein cũng có tác dụng tăng cường sức khỏe tim mạch vì sức khỏe tim mạch của chúng ta sẽ được cải thiện khi duy trì cân nặng khỏe mạnh và kiểm soát lượng đường huyết.

Nếu ăn protein nạc không chứa nhiều chất béo bão hòa như cá, gia cầm (không có da), thịt nạc và protein thực vật như đậu phụ, tempeh, đậu, các loại hạt có thể giúp cải thiện mức cholesterol. Protein thực vật cũng đã được chứng minh làm giảm huyết áp.

2. Nguồn thực phẩm giàu protein giúp giảm cân và tăng cường sức khỏe tim mạch

Theo Tổ chức Tim mạch Quốc gia Úc, không phải tất cả các nguồn protein đều ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch theo cùng một cách. Những lựa chọn tốt nhất cho tim mạch bao gồm protein thực vật như: các loại đậu (đậu Hà Lan, đậu gà, đậu lăng…), đậu phụ, các loại hạt cũng như cá và hải sản.

Các loại đậu, hạt cung cấp chất xơ, chất béo lành mạnh và các chất dinh dưỡng thiết yếu đồng thời giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Cá và hải sản là nguồn cung cấp chất béo omega-3 dồi dào, đã được chứng minh giúp bảo vệ chống lại bệnh tim khi ăn thường xuyên.

Gia cầm như thịt gà và trứng có tác dụng trung tính đối với sức khỏe tim mạch, nghĩa là chúng không làm tăng hay giảm nguy cơ. Tuy nhiên, khuyến nghị về trứng sẽ khác nhau đối với những người có cholesterol cao, đái tháo đường hoặc bệnh tim hiện có.

Thịt đỏ nạc là nguồn cung cấp protein và các khoáng chất quan trọng như sắt và kẽm nhưng nên ăn ở mức độ vừa phải. Ăn nhiều thịt đỏ có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Các loại thịt chế biến như thịt xông khói, xúc xích… không phải là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh cho tim mạch và nên tránh. Việc thay thế một số lựa chọn thịt đỏ và thịt chế biến bằng protein thực vật như đậu và các loại đậu có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim và các bệnh liên quan.

Nguồn thực phẩm giàu protein giúp giảm cân và tăng cường sức khỏe tim mạch- Ảnh 3.

Nguồn protein thực vật tốt cho giảm cân và có lợi cho sức khỏe tim mạch.

3. Cách ăn protein tốt cho tim

Thực phẩm giàu protein nên ưu tiên

  • Ăn chủ yếu các loại đậu, đậu phụ, các loại hạt cũng như cá và hải sản.
  • Cố gắng ăn cá và hải sản 2-3 lần một tuần (150 g mỗi khẩu phần hoặc khoảng bằng kích thước của cả bàn tay).
  • Một phần đậu (số lượng một nắm tay khép lại là phù hợp).
  • Một nắm nhỏ các loại hạt.
  • Một lượng nhỏ thịt gia cầm nạc (như thịt gà) và trứng.

Thường xuyên ăn các loại hạt

Thường xuyên ăn các loại hạt không muối như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh cho tim mạch có thể giúp giảm cholesterol toàn phần và cholesterol xấu cũng như nguy cơ mắc bệnh tim.

Hãy thêm các loại hạt vào các món ăn như salad, cháo, ngũ cốc hoặc sữa chua. Thưởng thức một nắm hạt không muối như một món ăn nhẹ đơn giản.

Hạn chế thịt đỏ

  • Giới hạn 1-3 lần/tuần (tối đa 350 g/tuần).
  • Chọn thịt nạc và cắt bỏ phần mỡ nhìn thấy được trước khi nấu.
  • Kích thước lòng bàn tay là phù hợp cho một phần thịt.

Nên tránh các loại thịt chế biến sẵn

Các loại thịt chế biến sẵn như giăm bông, thịt xông khói và xúc xích không phải là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh cho tim mạch. Có thể thay thế bằng thịt gà nướng, cá hoặc trứng…

  • Yoga giữa thai kỳ – Bí quyết giảm đau lưng và giữ dáng cho mẹ bầu

    Yoga giữa thai kỳ – Bí quyết giảm đau lưng và giữ dáng cho mẹ bầu

    Trong ba tháng giữa của thai kỳ, đau lưng là vấn đề phổ biến ở nhiều bà bầu. Thay vì chỉ tìm đến thuốc giảm đau, mẹ bầu có thể lựa chọn bộ bài tập yoga nhẹ nhàng, vừa giúp giảm căng cơ vùng lưng, vừa hỗ trợ sức khỏe tổng thể và duy trì vóc dáng.
  • Đồ ăn giúp mẹ bầu khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện

    Đồ ăn giúp mẹ bầu khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện

    Mang thai đòi hỏi chế độ dinh dưỡng khoa học để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Việc lựa chọn đúng món ăn – như cháo cá, súp lơ xanh, đậu lăng… – không chỉ bổ sung vi chất thiết yếu mà còn góp phần hỗ trợ tiêu hóa, tăng đề kháng và phát triển não bộ cho thai nhi.
  • Chế độ ăn siết cân cực đoan: Giảm mỡ chưa thấy, hậu quả đã rõ

    Chế độ ăn siết cân cực đoan: Giảm mỡ chưa thấy, hậu quả đã rõ

    Trong nỗ lực giảm cân nhanh chóng, không ít người lựa chọn các chế độ ăn kiêng cực đoan như: nhịn ăn gián đoạn nghiêm ngặt, cắt bỏ hoàn toàn tinh bột, chỉ uống nước, ăn dưới 500 kcal/ngày, hoặc chỉ ăn một nhóm thực phẩm duy nhất trong thời gian dài. Những phương pháp này có thể mang lại kết quả giảm cân ngắn hạn, nhưng đằng sau đó là những hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe mà nhiều người không ngờ tới.
  • Không phải ai cũng nên ăn ớt chuông: Chuyên gia cảnh báo 4 đối tượng sau

    Không phải ai cũng nên ăn ớt chuông: Chuyên gia cảnh báo 4 đối tượng sau

    Ớt chuông là loại rau quả phổ biến trong nhiều món ăn nhờ màu sắc bắt mắt, vị ngọt nhẹ và hàm lượng dinh dưỡng cao. Giàu vitamin C, chất chống oxy hóa và chất xơ, ớt chuông thường được ca ngợi như một “siêu thực phẩm” cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai ăn ớt chuông cũng đều có lợi. Với một số nhóm người, việc ăn ớt chuông cần được cân nhắc kỹ lưỡng để tránh gây hại cho cơ thể.Dưới đây là 4 nhóm người nên hạn chế hoặc tránh ăn ớt chuông để bảo vệ sức khỏe:
  • Mẹ bầu có nên uống nước dừa? Câu trả lời khiến nhiều người bất ngờ

    Mẹ bầu có nên uống nước dừa? Câu trả lời khiến nhiều người bất ngờ

    Nước dừa là loại thức uống tự nhiên, giải khát và giàu dinh dưỡng. Với vị ngọt nhẹ, thanh mát và nhiều lợi ích cho sức khỏe, nước dừa từ lâu đã trở thành lựa chọn phổ biến trong chế độ ăn uống hàng ngày của nhiều người, đặc biệt là trong mùa hè. Tuy nhiên, khi mang thai – thời điểm mà mọi thứ mẹ bầu tiêu thụ đều ảnh hưởng đến thai nhi – liệu nước dừa có thực sự an toàn và tốt cho bà bầu?
  • Tập yoga không phải lúc nào cũng tốt: 5 trường hợp cần hết sức cẩn trọng

    Tập yoga không phải lúc nào cũng tốt: 5 trường hợp cần hết sức cẩn trọng

    Yoga được biết đến như một phương pháp tuyệt vời giúp cải thiện thể chất, tinh thần và cảm xúc. Tuy nhiên, không phải ai tập yoga cũng có thể áp dụng mọi tư thế một cách tùy tiện. Có những trường hợp mà yoga cần được điều chỉnh phù hợp – thậm chí có thể gây hại nếu tập sai cách hoặc quá sức. Dưới đây là 5 trường hợp phổ biến mà người tập cần đặc biệt thận trọng khi bước lên thảm yoga.