Ba tháng đầu thai kì mẹ bầu nên và không nên ăn gì ?

Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng vì đây là thời điểm thai nhi hình thành các cơ quan chính. Chế độ ăn uống hợp lý giúp mẹ bầu khỏe mạnh và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của bé. Dưới đây là những thực phẩm nên và không nên ăn trong tam cá nguyệt đầu tiên.

1. Mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu?

3 tháng đầu của thai kỳ hay còn gọi là tam cá nguyệt thứ nhất, là giai đoạn hình thành những cơ quan quan trọng của cơ thể như tim, tủy sống, não, gan, phổi, … Giai đoạn này, bào thai phát triển với tốc độ cực kỳ nhanh nhưng cũng rất dễ bị tổn thương. Vậy để thai nhi phát triển khỏe mạnh và an toàn, mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu? Dưới đây là nhóm thực phẩm mà mẹ bầu cần đưa vào các bữa ăn trong tam cá nguyệt thứ nhất:

  • Thực phẩm giàu đạm: Các loại thịt là nguồn cung đạm dồi dào, bao gồm thịt đỏ (thịt heo, thịt bò, …) và thịt trắng (thịt gia cầm). Trong đó, thịt đỏ ngoài việc cung cấp chất đạm còn bổ sung các khoáng chất quan trọng như sắt và kẽm, … giúp phòng ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt cho cả thai nhi và mẹ. Còn thịt trắng thì bổ sung các loại vitamin và khoáng chất khác như vitamin nhóm B, A, E, D, khoáng chất có phốt pho và canxi, để cơ thể mẹ và thai nhi khỏe mạnh. Vậy ngoài các loại thịt, mẹ bầu nên ăn gì để có thêm đạm và vitamin? Câu trả lời là trứng, loại thực phẩm chứa đạm và vitamin D dồi dào, rất cần để giúp hệ xương phát triển chắc khỏe. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý là chỉ được ăn khoảng 3 – 4 quả trứng/tuần.
  • Cá hồi: Trong số các loại cá, cá hồi được biết đến là loại thực phẩm mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng bởi chứa nhiều vitamin D, canxi và omega-3, không chỉ tốt cho mọi người mà đặc biệt là mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý là nên ăn cá hồi đã được nấu chín.
  • Các loại trái cây giàu vitamin C và rau xanh: Mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh? Chắc hẳn không thể thiếu các loại rau xanh và trái cây giàu vitamin C. Rau xanh tăng cường chất xơ, đồng thời cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng khác. Còn cam, quýt, bưởi, … chứa nhiều vitamin C sẽ giúp mẹ bầu vừa tăng cường hấp thu sắt, vừa tăng sức đề kháng.
  • Măng tây: Tại sao mẹ bầu lại nên ăn măng tây? Bởi đây là loại thực phẩm cung cấp nhiều axit folic, một chất quan trọng để phòng ngừa dị tật ống thần kinh bẩm sinh ở thai nhi.
  • Nho, chuối: Ngoài các thực phẩm nêu trên, mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu? Một số mẹ bầu bị nghén trong tam cá nguyệt thứ nhất, vì vậy tìm hiểu về các loại thực phẩm nên ăn trong 3 tháng đầu có thể giúp mẹ bầu tìm được thức ăn phù hợp và thay thế, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bào thai. Trong nhiều loại trái cây, nho và chuối rất cần thiết cho mẹ bầu bởi vì chứa nhiều khoáng chất quan trọng. Chuối rất giàu sắt, giúp phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt ở mẹ đang mang thai, đồng thời khắc phục và phòng chứng táo bón, khó tiêu. Còn nho lại chứa nhiều vitamin và canxi. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý là chỉ nên ăn chuối chín từ 1 – 2 quả/ngày và ăn chuối sau các bữa ăn chính khoảng 1 – 2 tiếng. Và mẹ bầu không nên ăn nho hoặc chuối cùng một lúc vì có hàm lượng đường cao.

Chuối là loại thực phẩm giàu sắt rất tốt cho mẹ và bé

  • Sữa chua: Mẹ bầu nên ăn gì để tốt cho tiêu hóa và bổ sung canxi? Sữa chua là một lựa chọn tuyệt vời bởi chứa nhiều canxi, lợi khuẩn, đồng thời phòng ngừa chứng táo bón thường xảy ra ở mẹ đang mang thai.

Để đảm bảo thai nhi nhận đủ dưỡng chất và phát triển khỏe mạnh trong tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ bầu nên chia các nhóm thực phẩm nêu trên vào nhiều bữa ăn nhỏ, nhất là khi mẹ bầu đang bị ốm nghén.

2. Mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu?

Cũng trong tam cá nguyệt thứ nhất này, thai nhi cũng đối mặt với nguy cơ tổn thương cao hoặc bị dị tật nếu như mẹ bầu ăn uống không kiêng khem, lạm dụng các chất kích thích. Vậy mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu?

  • Các loại hải sản chứa nhiều thủy ngân: Cá ngừ, cá kiếm và một số loại cá biển khác chứa nhiều thủy ngân là loại thực phẩm mẹ bầu nên tránh bởi có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi.
  • Các loại thịt sống: Nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn nếu như mẹ bầu ăn thịt còn sống, chưa được nấu chín. Dù nhiễm khuẩn hay giun sán từ thịt sống cũng đều ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bào thai. Vì vậy, trong giai đoạn này mẹ bầu cần ăn chín uống sôi.
  • Quả đu đủ còn sống: Nguy cơ sảy thai ở tam cá nguyệt thứ nhất thường cao hơn, vậy mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu để phòng ngừa rủi ro này? Quả đu đủ còn sống là loại thực phẩm cần tránh bởi mủ của đu đủ có khả năng làm co thắt tử cung, bên cạnh đó còn gây dị ứng với các biểu hiện như phát ban trên da, sưng miệng, nghiêm trọng có thể dẫn đến khó thở hoặc sốc phản vệ. Thay vào đó, mẹ bầu nên ăn quả đu đủ chín cung cấp thêm chất xơ, vitamin nhóm B, A, C cùng các khoáng chất như kali, folate, … cho sự phát triển của bào thai.
  • Quả thơm (dứa): Ngoài đu đủ, mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu để không bị sảy thai? Đó chính là quả dứa hay còn gọi là thơm. Trong quả dứa có chứa một chất có tên là bromelain, có khả năng làm mềm cổ tử cung và gây chuyển dạ sớm. Thỉnh thoảng mẹ bầu có thể ăn một ít dứa, nhưng không nên ăn thường xuyên và ăn nhiều bởi dứa có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa và dị ứng.

Mẹ bầu nên hạn chế ăn dứa

  • Các chất kích thích: Ngay khi phát hiện đang mang thai, mẹ bầu cần từ bỏ các chất kích thích ngay lập tức như caffeine, bia, rượu, … Tiêu thụ quá mức caffeine khiến mẹ bầu hồi hộp, khó ngủ đồng thời có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Còn bia rượu ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ.
  • Thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều muối và đường: Ngoài những thực phẩm nêu trên, mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu? Bánh kẹo ngọt, các loại nước trái cây đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn như mì gói, …. là các loại thực phẩm chứa nhiều đường, muối và các hóa chất bảo quản, phụ gia trong công nghiệp thực phẩm có thể gây ngộ độc, tăng cân, tiểu đường nếu mẹ bầu tiêu thụ quá nhiều.

Mẹ bầu nên ăn gì và không nên ăn gì trong 3 tháng đầu là vấn đề rất quan trọng trong thai kỳ bởi lẽ một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đồng thời hạn chế những thực phẩm nguy hại có thể giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và an toàn.

  • Chống lão hóa da đúng cách: Lời khuyên chuyên gia cho từng loại da riêng biệt

    Chống lão hóa da đúng cách: Lời khuyên chuyên gia cho từng loại da riêng biệt

    Lão hóa da là một quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi, nhưng với một chế độ chăm sóc da hợp lý, bạn hoàn toàn có thể làm chậm lại quá trình này và duy trì làn da khỏe mạnh, mịn màng. Mỗi loại da có những đặc điểm và nhu cầu riêng biệt, vì vậy cách dưỡng da chống lão hóa cũng cần được điều chỉnh sao cho phù hợp. Dưới đây là những bí quyết dưỡng da chống lão hóa cho từng loại da phổ biến.
  • Đừng uống nước dứa tùy tiện! Đây là thời điểm tốt nhất theo chuyên gia dinh dưỡng

    Đừng uống nước dứa tùy tiện! Đây là thời điểm tốt nhất theo chuyên gia dinh dưỡng

    Dứa (hay còn gọi là thơm, khóm) không chỉ là loại trái cây nhiệt đới thơm ngon mà còn là “kho dinh dưỡng” tự nhiên với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Uống nước dứa mang lại nhiều công dụng như tăng cường miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, làm đẹp da và kháng viêm. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa các lợi ích này, việc lựa chọn thời điểm uống nước dứa rất quan trọng.
  • Ăn chuối – việc nhỏ nhưng hiệu quả lớn với người huyết áp cao

    Ăn chuối – việc nhỏ nhưng hiệu quả lớn với người huyết áp cao

    Trong danh sách các loại trái cây lành mạnh, chuối luôn nằm trong top đầu nhờ giá trị dinh dưỡng cao, dễ ăn, dễ bảo quản và giá thành hợp lý. Nhưng ít ai biết rằng, chuối còn là một “trợ thủ đắc lực” trong việc kiểm soát huyết áp, đặc biệt với những người có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch.
  • Mì tôm – Người bạn tiện lợi hay “kẻ thù thầm lặng” của sức khỏe?

    Mì tôm – Người bạn tiện lợi hay “kẻ thù thầm lặng” của sức khỏe?

    Mì tôm – hay mì ăn liền – từ lâu đã trở thành “cứu tinh” của những ngày bận rộn, cuối tháng hết tiền, hay đơn giản là vì... quá tiện và ngon. Nhưng nếu bạn biến thói quen ăn 1 gói mì tôm mỗi ngày thành điều “bình thường mới”, thì cơ thể sẽ dần phản ứng ra sao?
  • Trị nám không khó – Ăn gì để da sáng mịn từ bên trong

    Trị nám không khó – Ăn gì để da sáng mịn từ bên trong

    Điều trị nám không chỉ phụ thuộc vào mỹ phẩm hay công nghệ thẩm mỹ, mà còn cần sự kết hợp từ bên trong, đặc biệt là chế độ ăn uống. Một số thực phẩm có thể giúp giảm quá trình sản sinh melanin, chống oxy hóa mạnh, từ đó hỗ trợ cải thiện sắc tố da hiệu quả hơn.Dưới đây là những nhóm thực phẩm nên bổ sung nếu bạn đang trong quá trình điều trị nám da:
  • Không cần kháng sinh nhân tạo, bạn đã có 10 “thần dược” từ bếp nhà

    Không cần kháng sinh nhân tạo, bạn đã có 10 “thần dược” từ bếp nhà

    Trong khi kháng sinh tổng hợp ngày càng bị lạm dụng và gây ra tình trạng kháng thuốc, thì thiên nhiên lại ban tặng cho chúng ta nhiều thực phẩm có tính kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên rất hiệu quả. Dưới đây là 10 loại “kháng sinh xanh” bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày để hỗ trợ hệ miễn dịch và giảm nguy cơ nhiễm trùng.