Ý nghĩa và nguồn gốc Tết Nguyên đán

Từ ngàn đời nay, Tết Nguyên đán là một truyền thống văn hóa tốt đẹp, dịp lễ lớn và quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam. Tuy nhiên, ý nghĩa và nguồn gốc Tết Nguyên đán thì không phải ai cũng biết tường tận, chính xác.

Vì sao gọi là Tết Nguyên đán?

Tết Nguyên đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam và có ý nghĩa vô cùng sâu sắc.

Tết Nguyên đán còn được gọi với nhiều tên khác nhau như Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, Tết năm mới hay chỉ đơn giản là Tết. Trước ngày Tết, thường có những ngày khác để sửa soạn như “Tết Táo Quân”, “Tết Ông Công Ông Táo” (23 tháng Chạp âm lịch) và “Tất Niên” (29 hoặc 30 tháng Chạp âm lịch).

Vậy vì sao gọi là Tết Nguyên đán?

Về giải nghĩa từ Tết Nguyên đán, nguyên nghĩa của chữ “Tết” chính là “tiết”. Hai chữ “nguyên đán” có gốc chữ Hán, “nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và “đán” là buổi sáng sớm. Cho nên đọc đúng phiên âm phải là “Tiết Nguyên đán”.

Về sau, do sự phát triển vượt bậc của ngôn ngữ nên chữ “tiết” được Việt hóa thành “Tết” và hình thành nên tên gọi Tết Nguyên đán như ngày nay.

Tết Nguyên đán được người Việt Nam gọi với cái tên rất thân thương là “Tết Ta”, để phân biệt với “Tết Tây” (Tết Dương lịch). Còn người Trung Quốc gọi Tết Nguyên đán ngày nay là Xuân tiết, Tân niên hoặc Nông lịch tân niên.

Bên cạnh đó, lý giải cho tên gọi Tết Nguyên đán cũng có những thuyết cho rằng: Văn hóa Việt – thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã phân chia thời gian trong 1 năm thành 24 tiết khác nhau và ứng với mỗi tiết này đều có một thời khắc “giao thời”. Trong đó, tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, chính là Tiết Nguyên đán.

Không phải ai cũng biết tường tận ý nghĩa và nguồn gốc Tết Nguyên đán (Ảnh minh họa).

Không phải ai cũng biết tường tận ý nghĩa và nguồn gốc Tết Nguyên đán (Ảnh minh họa).

Nguồn gốc Tết Nguyên đán

Về nguồn gốc Tết Nguyên đán, cho tới thời điểm này, đây vẫn còn là vấn đề có nhiều kiến giải khác nhau. Nhưng phổ biến nhất là quan niệm khẳng định nguồn gốc thuần Việt của Tết Nguyên đán – trước khi chính tên gọi này được du nhập và sử dụng để gọi tên cho ngày Tết quan trọng nhất trong năm của người Việt.

Theo sự tích “Bánh chưng bánh dày” thì kể từ trước thời các Vua Hùng – tức là trước thời Bắc thuộc – người Việt Nam đã có tập tục ăn Tết, .

Khổng Tử – là bậc “thánh nhân” của lịch sử Trung Quốc – từng đề cập tới trong cuốn Kinh Lễ rằng: “Ta không biết Tết là gì, chỉ nghe là đây là tên của 1 lễ hội lớn của người Man. Vào những ngày đó, họ thường nhảy múa, uống rượu và ăn chơi”.

Sách Giao Chỉ Chí cũng chép lại rằng: “Người Giao Quận thường tập trung thành từng hội nhóm nhảy múa, hát ca, ăn uống vui chơi trong nhiều ngày liền để mừng một mùa cấy trồng mới. Không chỉ có người làm nông, cả những người của Chúa động, Quan lang đều tham gia vào lễ hội này”.

Từ những tài liệu sử sách này có thể thấy, nguồn gốc ra đời Tết Nguyên Đán thực chất bắt đầu từ Việt Nam. Do cùng sử dụng lịch âm (còn gọi là lịch âm dương, lịch mặt trăng) nên Tết Nguyên Đán của Việt Nam và Trung Quốc có điểm tương đồng, nhưng vẫn có nhiều nét riêng của từng quốc gia.

Nắm rõ được nguồn gốc ngày Tết Nguyên đán cổ truyền cũng chính là cách để mỗi người Việt thêm trân trọng và tự hào về truyền thống văn hóa tốt đẹp, lâu đời của dân tộc mình.

Ý nghĩa Tết Nguyên đán

Về ý nghĩa Tết Nguyên đán, đây là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Bên cạnh đó, Tết là khao khát sự trường tồn cuộc sống, sự hài hòa Thiên – Địa – Nhân, sự gắn kết trong cộng đồng, gia tộc và gia đình.

Tết Nguyên đán có ý nghĩa sâu xa và mang tính thiêng liêng, trang trọng, nhằm tiễn đưa năm cũ, chào đón năm mới, với những lời cầu chúc về một năm mạnh khỏe, sinh sôi, mưa thuận gió hòa… Đây là sự khởi đầu về ý thức hệ nông nghiệp và lan rộng trong đời sống tâm linh người Việt.

Tết Nguyên đán còn là dịp để hướng về cội nguồn. Đó là giá trị tâm linh, cũng là giá trị tình cảm sâu sắc của người Việt, đã trở thành truyền thống tốt đẹp.

Trong đời sống tâm linh người Việt có niềm tin bất diệt rằng vào dịp Tết Nguyên đán, tổ tiên cũng sẽ hiện diện trên bàn thờ gia tiên, ở nhà thờ họ nhằm chứng kiến lòng thành của con cháu, từ đó phù hộ cho con cháu được khỏe mạnh, làm ăn ổn định và an khang trong một năm.

Trong quan niệm của người Việt nói riêng và nhiều nước châu Á nói chung, thời điểm Tết Nguyên đán không những thể hiện sự giao thoa giữa trời đất và con người với thần linh mà còn là thời điểm đoàn viên của mọi gia đình.

Vào dịp Tết Âm lịch cổ truyền, mặc dù làm bất cứ nghề nghiệp nào, ở bất cứ nơi đâu, mọi người Việt Nam đều mong muốn được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong những ngày Tết. “Về quê ăn Tết” là khái niệm thân thuộc với những người đi làm ăn xa, đây còn là cuộc hành hương để tìm về với nguồn cội, nơi mà mình đã chôn rau cắt rốn.

Với ý nghĩa của Tết Nguyên đán như vậy, trong những ngày Tết, con người trở nên gần gũi với nhau hơn, ai cũng muốn vui vẻ, gửi đến nhau những lời chúc Tết tốt đẹp nhất cho năm mới. Đây cũng là thời điểm hòa giải lý tưởng cho những bất đồng mâu thuẫn giữa người với người trong cuộc sống.

Tết Nguyên đán năm 2025 là Tết Ất Tỵ, với ngày mùng 1 Tết rơi vào thứ Tư, ngày 29/1/2025.

  • Dạy con bằng sự lắng nghe và im lặng – nghệ thuật của cha mẹ thông minh

    Dạy con bằng sự lắng nghe và im lặng – nghệ thuật của cha mẹ thông minh

    Trong hành trình nuôi dạy con, nhiều bậc cha mẹ luôn nghĩ rằng nói nhiều, dạy nhiều là yêu thương. Nhưng thực tế, không phải lúc nào lời nói cũng có tác dụng tích cực. Có những thời điểm, sự im lặng đúng lúc lại có giá trị gấp nhiều lần so với lời khuyên, mệnh lệnh hay lời trách mắng.Dưới đây là 3 điều mà những cha mẹ khôn ngoan thường chọn cách không nói ra, để con được trưởng thành bằng chính trải nghiệm và suy ngẫm của mình.
  • Trang bị kỹ năng tự bảo vệ: Điều mọi đứa trẻ cần được dạy càng sớm càng tốt

    Trang bị kỹ năng tự bảo vệ: Điều mọi đứa trẻ cần được dạy càng sớm càng tốt

    Trong khi người lớn thường nói với nhau “phòng hơn chống”, thì với trẻ em, sự phòng ngừa chỉ thực sự hiệu quả nếu trẻ được dạy cách tự nhận diện rủi ro và biết cách bảo vệ chính mình. Xâm hại trẻ em – cả về thể chất lẫn tinh thần – có thể xảy ra ở bất kỳ đâu: trường học, nơi công cộng, thậm chí trong chính gia đình. Và việc trang bị kỹ năng cho trẻ không chỉ là trách nhiệm của nhà trường, mà bắt đầu từ chính cha mẹ trong từng cuộc trò chuyện đời thường.
  • Ăn đúng – sữa tốt: Gợi ý chế độ ăn lý tưởng cho mẹ bỉm

    Ăn đúng – sữa tốt: Gợi ý chế độ ăn lý tưởng cho mẹ bỉm

    Giai đoạn sau sinh là thời điểm cơ thể người mẹ cần phục hồi, đồng thời đảm nhận vai trò nuôi dưỡng em bé thông qua sữa mẹ. Một chế độ ăn đầy đủ vi chất không chỉ giúp tăng chất lượng sữa, mà còn bảo vệ sức khỏe của mẹ, ngăn ngừa mệt mỏi, trầm cảm sau sinh và thiếu hụt dưỡng chất nghiêm trọng.Dưới đây là những vi chất thiết yếu mà phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ cần bổ sung đúng và đủ qua thực phẩm hằng ngày:
  • Không cần tiêm, chỉ cần ăn đúng 6 thực phẩm này là da mướt – dáng xinh

    Không cần tiêm, chỉ cần ăn đúng 6 thực phẩm này là da mướt – dáng xinh

    Collagen là loại protein quan trọng giữ cho làn da căng mịn, tóc chắc khỏe và khớp xương linh hoạt. Sau tuổi 25, lượng collagen tự nhiên trong cơ thể bắt đầu suy giảm, khiến da mất độ đàn hồi, xuất hiện nếp nhăn và tóc dễ gãy rụng. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể kích thích cơ thể sản xuất collagen tự nhiên thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Dưới đây là 6 loại thực phẩm giàu dưỡng chất “xây collagen” mà bạn nên bổ sung ngay!Collagen là loại protein quan trọng giữ cho làn da căng mịn, tóc chắc khỏe và khớp xương linh hoạt. Sau tuổi 25, lượng collagen tự nhiên trong cơ thể bắt đầu suy giảm, khiến da mất độ đàn hồi, xuất hiện nếp nhăn và tóc dễ gãy rụng. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể kích thích cơ thể sản xuất collagen tự nhiên thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Dưới đây là 6 loại thực phẩm giàu dưỡng chất “xây collagen” mà bạn nên bổ sung ngay!Collagen là loại protein quan trọng giữ cho làn da căng mịn, tóc chắc khỏe và khớp xương linh hoạt. Sau tuổi 25, lượng collagen tự nhiên trong cơ thể bắt đầu suy giảm, khiến da mất độ đàn hồi, xuất hiện nếp nhăn và tóc dễ gãy rụng. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể kích thích cơ thể sản xuất collagen tự nhiên thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Dưới đây là 6 loại thực phẩm giàu dưỡng chất “xây collagen” mà bạn nên bổ sung ngay!
  • Giải mã bí ẩn: Vì sao da dầu được cho là chậm lão hóa hơn?

    Giải mã bí ẩn: Vì sao da dầu được cho là chậm lão hóa hơn?

    Lão hóa là quá trình tự nhiên của cơ thể, nhưng tốc độ và mức độ lão hóa lại chịu ảnh hưởng lớn từ môi trường sống, lối sống và chế độ dinh dưỡng. Trong “cuộc chiến” chống lại thời gian, chất chống oxy hóa (antioxidants) đã và đang được xem là “vũ khí vàng” giúp cơ thể – đặc biệt là làn da – duy trì sự trẻ trung lâu hơn.Vậy chất chống oxy hóa hoạt động thế nào, và tại sao chúng lại có khả năng làm chậm lão hóa? Hãy cùng tìm hiểu.
  • Không cần hóa chất: Làm sạch và tái sinh làn da với 5 nguyên liệu thuần tự nhiên

    Không cần hóa chất: Làm sạch và tái sinh làn da với 5 nguyên liệu thuần tự nhiên

    Trong thời đại mà làn da phải đối mặt với ô nhiễm, mỹ phẩm hóa học và áp lực từ môi trường sống, việc “thanh lọc” làn da một cách nhẹ nhàng, an toàn đang trở thành xu hướng làm đẹp được ưa chuộng. May mắn thay, thiên nhiên ban tặng cho chúng ta nhiều nguyên liệu đơn giản nhưng hiệu quả, giúp làn da được nghỉ ngơi, tái tạo và rạng rỡ hơn mỗi ngày.Dưới đây là 5 nguyên liệu tự nhiên dễ tìm, dễ dùng mà bạn có thể bắt đầu ngay hôm nay: