Phụ nữ mang thai bị cúm: Những điều cần biết để bảo vệ mẹ và bé

Phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng dễ bị biến chứng nặng khi mắc cúm, do hệ miễn dịch suy giảm và các thay đổi sinh lý trong thai kỳ. Một cơn cảm cúm tưởng chừng đơn giản có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu.Dưới đây là những điều quan trọng mẹ bầu cần nhớ khi đối mặt với căn bệnh phổ biến này.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa cúm là gì?

Hãy tiêm vắc xin phòng cúm. Vắc xin là phương pháp phòng ngừa số 1 để không bị cảm cúm. Bạn cũng có thể tiêm vắc xin ngừa cúm mà không cần phải lo về mình đang đến giai đoạn nào của thai kỳ – thậm chí tam cá nguyệt thứ ba cũng là chưa muộn.

Nếu như bạn tiếp xúc với một người bị cúm, các bác sĩ sẽ có thể kê cho bạn thuốc kháng virus để dự phòng.

Vắc xin cúm có an toàn không?

Vắc xin cúm không chứa virus cúm sống và sẽ không khiến bạn bị cúm. Bạn có thể sẽ cảm thấy kiệt sức và ê ẩm cơ sau khi tiêm vì đó là lúc hệ miễn dịch của bạn phản ứng với vắc xin.

Mũi tiêm cũng sẽ không ảnh hưởng kể cả nếu như bạn đang cho con bú. Nó sẽ không khiến bạn hay con bạn bị ốm. Mũi vắc xin sẽ cần khoảng 2 tuần để có tác dụng.

Tuy nhiên phụ nữ có thai không nên dùng vắc xin cúm dạng xịt mũi có chứa virus sống giảm độc lực. Loại vắc xin này chưa được kiểm chứng là an toàn cho giai đoạn thai kỳ.

https://tudienbenhhoc.com/wp-content/uploads/2020/03/1.jpg

Cúm có thể nghiêm trọng hơn nếu như bạn đang mang thai

Bà bầu nên đối phó như nào với các triệu chứng cúm?

Hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi bạn mua bất kỳ loại thuốc phổ thông nào.

Bác sĩ sẽ có thể kê cho bạn:

  • Acetaminophen, thuốc được ưa chuộng trong việc chữa sốt, ê ẩm người và các cơn đau.
  • Xịt mũi nước biển và bình rửa mũi.
  • Thuốc Pseudoephedrine, giúp giảm nghẹt mũi, sẽ là trợ thủ đắc lực. Tuy nhiên, đừng sử dụng thuốc này nếu như bạn đang trong tam cá nguyệt thứ 1 hoặc bị huyết áp cao.

Bạn có thể tìm thấy các loại thuốc/đồ dùng này cùng với các loại thuốc chữa cúm cùng cảm lạnh phổ thông khác. Hãy đọc kỹ các thông tin thuốc.

Có các phương pháp chữa cúm tự nhiên không?

Điều đầu tiên phụ nữ mang thai nên làm khi bị cúm là nên gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc kịp thời. Để làm dịu các triệu chứng bạn có thể thử các phương pháp tự nhiên khác như:

  • Kẹo ngậm ho đường hoặc mật ong để làm dịu ho và đau họng.
  • Nghỉ ngơi trên giường thật nhiều.
  • Uống nhiều nước, nước ép hoa quả và các loại trà không có caffein.
  • Hãy lắp đặt một máy tạo hơi ẩm trong phòng bạn để giúp bạn thở dễ hơn.

Ngăn ngừa cúm như nào?

Hãy tiêm phòng cúm. Đừng dùng FluMist, vắc xin cúm dạng xịt mũi. Loại vắc xin này không được khuyến cáo dùng cho phụ nữ đang mang thai.

Để ngăn ngừa mắc phải cúm khi bạn đang mang thai:

  • Rửa tay thường xuyên
  • Né tránh chỗ đông người
  • Không tiếp xúc với những người bị cảm lạnh.
  • Đừng chạm tay lên mắt, mũi hoặc miệng. Vi khuẩn thường được lây lan khi bạn tiếp xúc với bề mặt có nguồn lây bệnh và chạm lên những khu vực đó trên mặt.

Khi nào nên gọi cho bác sĩ?

  • Khi bạn gặp khó khăn trong việc hô hấp
  • Các triệu chứng không đỡ hoặc tệ hơn sau 3 – 4 ngày
  • Sau khi cảm thấy đỡ hơn trong một khoảng thời gian ngắn, bạn dần gặp các vấn đề nặng hơn như cảm giác như sắp phải nôn, nôn mửa, sốt cao, run cầm cập, đau ngực hoặc ho ra đờm đặc màu xanh hoặc vàng.
  • Tắm mùa hè sai cách: Thói quen tưởng mát lại âm thầm gây hại tim mạch

    Tắm mùa hè sai cách: Thói quen tưởng mát lại âm thầm gây hại tim mạch

    Vào mùa nóng, nhiều người có xu hướng tắm nhiều và vội để "giải nhiệt". Nhưng ít ai ngờ, những hành vi tưởng chừng vô hại ấy lại có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tim mạch nếu duy trì thường xuyên.
  • Giảm mỡ bụng dưới không dễ – liệu keto có làm được?

    Giảm mỡ bụng dưới không dễ – liệu keto có làm được?

    Chế độ keto (ketogenic) là phương pháp ăn kiêng giàu chất béo, ít carb và vừa phải protein. Khi bạn giảm mạnh lượng tinh bột (carb), cơ thể sẽ chuyển sang sử dụng chất béo làm nguồn năng lượng chính, từ đó sinh ra ketone – trạng thái gọi là ketosis.Trong trạng thái này, cơ thể đốt mỡ liên tục, bao gồm cả mỡ nội tạng và mỡ dưới da.
  • Càng ăn tối muộn càng khó ngủ – đây là 5 “thủ phạm” chính

    Càng ăn tối muộn càng khó ngủ – đây là 5 “thủ phạm” chính

    Bạn thường cảm thấy đói vào ban đêm và muốn ăn chút gì đó “nhẹ nhàng” trước khi đi ngủ? Cẩn thận! Không phải món ăn nào cũng tốt cho giấc ngủ và vóc dáng. Một số món ăn vặt tưởng vô hại nhưng lại ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa, giấc ngủ và cả cân nặng của bạn.Dưới đây là 5 món ăn vặt nên tránh trước giờ đi ngủ, theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng.
  • Ngủ sau 23h: Thói quen âm thầm hủy hoại sức khỏe mà nhiều người đang bỏ qua

    Ngủ sau 23h: Thói quen âm thầm hủy hoại sức khỏe mà nhiều người đang bỏ qua

    Dù bận rộn đến đâu, việc đi ngủ sau 23h (11 giờ đêm) vẫn được xem là “kẻ thù giấu mặt” của sức khỏe. Càng duy trì lâu, cơ thể càng đối diện với nhiều hệ lụy nghiêm trọng mà bạn không ngờ tới.
  • Muốn giảm cân lâu dài, đừng chỉ nhịn ăn và tập nặng

    Muốn giảm cân lâu dài, đừng chỉ nhịn ăn và tập nặng

    Giảm cân bền vững không chỉ là chuyện ăn ít và tập nhiều. Đó là một hành trình lâu dài, đòi hỏi sự thay đổi toàn diện về thói quen sống, cách suy nghĩ và cả thái độ với chính cơ thể mình.
  • Trà gừng – “vị thuốc” tự nhiên giúp nhẹ bụng, khỏe ruột, ấm người

    Trà gừng – “vị thuốc” tự nhiên giúp nhẹ bụng, khỏe ruột, ấm người

    Không chỉ là thức uống truyền thống mỗi khi trời trở lạnh, trà gừng còn mang đến nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể. Từ việc làm dịu viêm ruột, hỗ trợ giảm đau đến tăng cường miễn dịch – ly trà gừng mỗi ngày có thể là lựa chọn đơn giản mà hiệu quả cho sức khỏe của bạn.