Lòng heo – Món ăn dân dã và những mối nguy thầm lặng

Lòng heo – một trong những món ăn khoái khẩu và phổ biến trong ẩm thực Việt Nam – từ lâu đã xuất hiện trong bữa cơm gia đình, các quán nhậu bình dân cho đến những quán bún, cháo nổi tiếng. Tuy nhiên, đằng sau hương vị hấp dẫn và cảm giác "bắt miệng" ấy là hàng loạt nguy cơ cho sức khỏe mà không phải ai cũng nhận thức đầy đủ.

Món ăn giàu đạm khó tiêu, cholesterol cao

Theo bác sĩ chuyên khoa I Lê Thuận Linh, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện TP Thủ Đức, TP.HCM, lòng heo là 1 trong những loại thực phẩm cần được kiểm soát và chế biến rất cẩn thận.

Về mặt dinh dưỡng, lòng heo vốn là nội tạng nên thành phần chủ yếu là elastin và collagen – những loại đạm khó tiêu hóa hơn so với protein có trong thịt nạc hoặc cá.

Đặc biệt, với người cao tuổi, trẻ nhỏ hoặc người có hệ tiêu hóa yếu, món lòng heo dễ gây đầy bụng, khó tiêu hoặc rối loạn tiêu hóa nhẹ. Lòng heo không phải nguồn cung cấp axit amin thiết yếu nên không phù hợp làm món ăn thường xuyên.

Hàm lượng cholesterol trong lòng heo rất cao. Cholesterol trong 100g lòng heo có thể dao động từ 270 đến 500mg (Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo người trưởng thành không nên tiêu thụ quá 300mg cholesterol mỗi ngày). Ăn lòng heo thường xuyên dễ làm tăng cholesterol xấu – là yếu tố nguy cơ hàng đầu của các bệnh lý tim mạch, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đột quỵ.

Ngoài ra, lòng heo còn chứa nhiều purin – sẽ chuyển hóa thành acid uric trong cơ thể. Khi nồng độ acid uric trong máu tăng cao, nguy cơ mắc bệnh gout cũng tăng theo. Với những người từng bị gout, lòng heo là loại thực phẩm có khả năng làm bùng phát bệnh trở lại và khó kiểm soát hơn.Mối nguy càng lớn hơn khi lòng heo được kết hợp cùng rượu, bia. Rượu làm gan hoạt động quá tải, đồng thời làm chậm quá trình đào thải acid uric khiến nguy cơ viêm gan, suy gan, gout và xơ gan tăng lên đáng kể.

Mối nguy an toàn thực phẩm từ món ăn quen thuộc

Cũng theo bác sĩ Linh, món ăn quen thuộc này còn là loại thực phẩm có nguy cơ mất an toàn vệ sinh cao nếu không được làm sạch kỹ và chế biến đúng cách. Ruột heo chứa chất thải tiêu hóa, nhiều nội tạng heo là nơi trú ngụ lý tưởng của các vi khuẩn như Salmonella, Campylobacter, E.coli… cùng trứng giun sán.

“Nếu ăn phải lòng heo chưa được làm sạch hoặc nấu chín hoàn toàn, người tiêu dùng dễ mắc tiêu chảy cấp, ngộ độc thực phẩm, hoặc nhiễm các loại ký sinh trùng nguy hiểm như sán dải heo – loài có thể gây biến chứng nặng nếu di chuyển đến hệ thần kinh trung ương”, BS Linh nói.

Lòng heo, món ăn quen thuộc có thật sự an toàn cho sức khỏe?

Lòng heo chế biến không an toàn còn tiềm ẩn nguy cơ lây truyền các bệnh từ động vật sang người. Một số bệnh như viêm gan E, cúm A/H1N1, hay nhiễm Streptococcus suis – tác nhân gây viêm màng não và nhiễm trùng huyết – hoàn toàn có thể truyền qua việc chế biến hoặc ăn nội tạng chưa nấu chín kỹ.

Những người trực tiếp sơ chế hoặc ăn lòng sống, lòng chần tái hoặc các món phá lấu không đảm bảo vệ sinh là đối tượng dễ mắc các bệnh trên.

Bên cạnh đó, lòng heo còn có các hóa chất độc hại nếu được xử lý bằng cách tẩy trắng, làm giòn bằng phèn chua, hàn the, oxy già hoặc chất tẩy công nghiệp. Những hóa chất này có thể gây kích ứng niêm mạc ruột, rối loạn chức năng gan, thận và làm tăng nguy cơ ung thư nếu tích lũy lâu dài trong cơ thể.

Lòng heo cũng là nơi tích tụ kim loại nặng và tồn dư kháng sinh từ quá trình chăn nuôi công nghiệp như chì, thủy ngân, arsen hay các chất kích thích tăng trọng. Tiêu thụ nội tạng heo không rõ nguồn gốc sẽ khiến người ăn đối mặt với nguy cơ tổn thương gan, rối loạn nội tiết và các bệnh mạn tính khác.

Một yếu tố nguy hiểm khác là lòng heo rất dễ ôi thiu do cấu trúc mềm, nhiều mạch máu và độ ẩm cao. Ngay cả khi bảo quản lạnh, nếu không đúng cách, vi sinh vật phân hủy vẫn có thể phát triển mà không thể nhận biết bằng mắt thường hay khứu giác. Vì vậy, người tiêu dùng rất dễ ăn phải lòng hỏng mà không biết.

Những ai không nên ăn lòng heo?

Người có bệnh lý nền như tăng cholesterol máu, cao huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, gout, gan nhiễm mỡ hoặc đang điều trị bệnh gan, thận cần tránh hoàn toàn hoặc cực kỳ hạn chế món lòng heo.

Cách mua, chế biến lòng heo an toàn

Người tiêu dùng nên ưu tiên chọn mua lòng heo từ nguồn uy tín, có kiểm soát vệ sinh thú y rõ ràng.

Khi chế biến tại nhà, phải rửa lòng nhiều lần bằng nước muối, giấm hoặc chanh, sau đó luộc sơ kỹ lần đầu để loại bỏ cặn bẩn, vớt ra rửa lại rồi mới chế biến thành món ăn.

Nấu chín hoàn toàn là điều bắt buộc để tiêu diệt vi khuẩn và trứng giun sán.

Nên ăn món lòng heo kèm rau luộc, rau sống hoặc trái cây tươi để tăng cường chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa và giảm hấp thu cholesterol.

Hạn chế chế biến món ăn quen thuộc này bằng cách chiên xào nhiều dầu mỡ vì sẽ làm tăng lượng chất béo xấu và năng lượng dư thừa.

  • Vì sao phụ nữ mang thai bị nôn nghén? Những yếu tố bạn cần biết

    Vì sao phụ nữ mang thai bị nôn nghén? Những yếu tố bạn cần biết

    Nôn nghén là một trong những biểu hiện thường gặp nhất trong thai kỳ, đặc biệt trong ba tháng đầu. Mặc dù là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng với một số phụ nữ, nôn nghén có thể ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt, dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân do đâu và những yếu tố nào khiến mẹ bầu dễ bị nôn nghén hơn người khác?
  • Ăn nhẹ đúng cách: 7 lựa chọn vàng cho sức khỏe thai kỳ

    Ăn nhẹ đúng cách: 7 lựa chọn vàng cho sức khỏe thai kỳ

    Trong suốt thai kỳ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Ngoài ba bữa ăn chính mỗi ngày, những bữa ăn nhẹ lành mạnh không chỉ giúp mẹ bầu giảm cảm giác buồn nôn, mệt mỏi mà còn bổ sung thêm dưỡng chất thiết yếu. Dưới đây là 7 món ăn nhẹ vừa ngon miệng vừa tốt cho sức khỏe mà phụ nữ mang thai nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày.
  • Thời điểm vàng để uống giấm táo mỗi ngày

    Thời điểm vàng để uống giấm táo mỗi ngày

    Giấm táo từ lâu đã được biết đến như một “thần dược” tự nhiên, với hàng loạt lợi ích cho sức khỏe: hỗ trợ tiêu hóa, giúp kiểm soát đường huyết, hỗ trợ giảm cân và thậm chí cải thiện làn da. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết khi nào là thời điểm tốt nhất để uống giấm táo để phát huy tối đa công dụng và hạn chế tác dụng phụ.
  • Du lịch biển mê hải sản, đừng chủ quan với 6 loại dễ gây dị ứng này

    Du lịch biển mê hải sản, đừng chủ quan với 6 loại dễ gây dị ứng này

    Với khí hậu nóng bức, những chuyến du lịch biển luôn là lựa chọn hàng đầu vào mùa hè. Không chỉ tắm biển, nghỉ dưỡng, mà việc thưởng thức hải sản tươi sống cũng là một “đặc sản” không thể thiếu. Tuy nhiên, với nhiều người, hải sản lại tiềm ẩn nguy cơ gây dị ứng – từ nhẹ đến nghiêm trọng – nếu không biết lựa chọn và ăn đúng cách.Dưới đây là 6 loại hải sản phổ biến nhưng có khả năng gây dị ứng cao, đặc biệt với người có cơ địa nhạy cảm:
  • Bỏ đường vài ngày, chuyện gì sẽ xảy ra với cơ thể bạn?

    Bỏ đường vài ngày, chuyện gì sẽ xảy ra với cơ thể bạn?

    Trong thời đại mà thực phẩm ngọt ngào gần như hiện diện ở mọi bữa ăn, việc “cai” đường đang trở thành xu hướng của nhiều người muốn giảm cân, cải thiện làn da hoặc đơn giản là sống lành mạnh hơn. Tuy nhiên, việc đột ngột cắt giảm lượng đường nạp vào cơ thể không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ. Cơ thể bạn có thể trải qua hàng loạt phản ứng bất ngờ, thậm chí gây khó chịu trong vài ngày đầu tiên.
  • Detox và vận động: Hiệu quả thực sự hay trào lưu nhất thời?

    Detox và vận động: Hiệu quả thực sự hay trào lưu nhất thời?

    Trong hành trình cải thiện vóc dáng và nâng cao sức khỏe, nhiều người lựa chọn kết hợp giữa chế độ tập luyện và phương pháp detox cơ thể. Nhưng liệu đây có phải là “cặp đôi hoàn hảo” giúp giảm cân hiệu quả, hay chỉ là xu hướng nhất thời thiếu cơ sở khoa học?