Những bệnh truyền nhiểm cực kì nguy hiểm cho trẻ mà ba mẹ nên lưu ý

Dưới đây là những bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm cho trẻ mà ba mẹ nhất định phải lưu ý để phòng tránh và xử lý kịp thời:

Bạch hầu 

Theo BS. Nguyễn Văn Mác Toàn – Quản lý Y khoa Vùng 1 khu vực miền Trung – Tây Nguyên, Hệ thống tiêm chủng VNVC, bạch hầu vừa gây nhiễm trùng vừa nhiễm độc. Ở thể nặng, bệnh có thể gây tắc nghẽn đường thở dẫn đến tử vong, kèm theo biến chứng viêm phổi, viêm cơ tim, liệt tứ chi, liệt dây thần kinh sọ. 

Tỷ lệ tử vong của bệnh lên đến 20% ở trẻ em dưới 5 tuổi. Trong năm 2023 và 2024, Việt Nam ghi nhận gần 70 ca mắc bạch hầu, 9 ca tử vong. 

Ho gà

Ho gà lây qua đường hô hấp, ước tính một người mắc ho gà có thể lây cho 12-17 người. Tỷ lệ mắc bệnh trong số những người trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân trong cùng gia đình nếu chưa có kháng thể bảo vệ từ 90-100%. 

Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ với tỷ lệ mắc và tử vong lên đến 90% ở trẻ dưới 1 tuổi. Các cơn ho kéo dài có thể khiến trẻ ngưng thở, kiệt sức, vỡ phế nang, thoát vị ruột, sa trực tràng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác như viêm phổi, viêm phế quản, viêm não, suy tuần hoàn và tử vong. Tháng 2/2025, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) ghi nhận một bệnh nhi 7 tháng tuổi tử vong với chẩn đoán viêm phổi nặng, hội chứng nguy kịch hô hấp cấp, ho gà và giãn não thất. 

Uốn ván

Uốn ván có mầm bệnh tồn tại trong đất cát, xâm nhập vào cơ thể qua vết thương. Người mắc uốn ván có thể gặp di chứng co thắt cơ, co giật toàn thân, gãy xương, thuyên tắc phổi, nhiễm trùng phổi. Đặc biệt, uốn ván ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có tỷ lệ tử vong lên đến 95%. 

Tháng 7 và 8 năm 2023, tỉnh Bình Phước và Bà Rịa – Vũng Tàu ghi nhận 4 ca uốn ván sơ sinh. 

Trẻ chưa có miễn dịch từ vắc xin uốn ván và suy giảm kháng thể từ mẹ có nguy cơ mắc bệnh cao.

Bại liệt

Bại liệt là bệnh truyền nhiễm do virus Polio gây ra, lây qua đường phân miệng hoặc thực phẩm, nước bị nhiễm virus. Khoảng 90% người bị nhiễm virus không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ nhưng vẫn có khả năng lây bệnh.

Virus này chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh có thể gây tê liệt vĩnh viễn, chủ yếu ở chân và suy hô hấp. Trong số những người bị tê liệt, 5-10% có thể tử vong do các cơ hô hấp bị bất động. 

Năm 2022, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xếp Việt Nam từ nhóm các quốc gia nguy cơ thấp sang nhóm các quốc gia có nguy cơ cao xâm nhập bại liệt hoang dại hoặc xuất hiện các ca bại liệt do virus biến đổi di truyền.

Viêm gan B

Viêm gan B gây ra khoảng 1,1 triệu ca tử vong trên thế giới vào năm 2022, chủ yếu do xơ gan và ung thư gan nguyên phát. Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm viêm gan B ước tính lên đến 8-10% dân số, khoảng 8-10 triệu người dân mắc bệnh.
10-90% trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm viêm gan B sẽ mắc bệnh. Trẻ sơ sinh bị lây nhiễm từ mẹ có nguy cơ trở thành bệnh mãn tính lên đến 90%. Khoảng 25% số người bị viêm gan B có tổn thương gan nghiêm trọng, nhiều trường hợp biến chứng thành xơ gan, ung thư gan, suy gan, thậm chí là tử vong

Bệnh do vi khuẩn Hib 

Vi khuẩn Hib là một trong những tác nhân hàng đầu gây viêm phổi và viêm màng não ở trẻ em. Hơn 90% các trường hợp bệnh Hib xâm lấn xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như mù lòa, điếc, khuyết tật học tập và tử vong. 
Viêm màng não là một trong những biến chứng phổ biến, xảy ra ở khoảng 2/3 trẻ mắc bệnh Hib xâm lấn, để lại di chứng vĩnh viễn như điếc, liệt, rối loạn co giật, chậm phát triển nhận thức và phát triển.

Chủ động phòng ngừa 6 bệnh nguy hiểm với lịch tiêm 4 mũi 

6 bệnh nguy hiểm kể trên có thể phòng ngừa bằng vắc xin 6 trong 1. Lịch tiêm bao gồm 4 mũi: 3 mũi đầu vào tháng tuổi thứ 2 (sớm nhất từ 6 tuần tuổi), tháng thứ 3 và thứ 4, và tiêm nhắc mũi 4 khi trẻ 16-18 tháng tuổi. Trẻ cần hoàn thành 4 mũi tiêm trước 2 tuổi.

Vắc xin là biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ sức khỏe trẻ.

Theo BS. Phan Nguyễn Trường Giang – Quản lý Y khoa Vùng 3 – Mekong, Hệ thống tiêm chủng VNVC, hiện vắc xin phối hợp 6 trong 1 có hai loại, lịch tiêm, hiệu quả và độ an toàn như nhau. Trong đó, một loại cần pha hồi chỉnh với lọ bột Hib đông khô trước khi tiêm. Loại còn lại được bào chế dưới dạng hỗn dịch tiêm pha sẵn, không cần pha hồi chỉnh, có thể sử dụng ngay. Vắc xin dạng này giúp rút ngắn thời gian tiêm chủng cho trẻ, giảm nguy cơ sai sót và tránh nhiễm khuẩn khi thao tác, đồng thời đảm bảo liều lượng chính xác cho mỗi lần tiêm. 

Vắc xin 6 trong 1 có hiệu quả phòng bệnh lên đến 99% nếu tiêm đầy đủ, được tin dùng ở hơn 120 quốc gia trên thế giới.

  • Bỏ túi ngay những thực phẩm giúp bạn cải thiện hệ tiêu hóa

    Bỏ túi ngay những thực phẩm giúp bạn cải thiện hệ tiêu hóa

    Hệ tiêu hóa khỏe mạnh không chỉ giúp hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả mà còn góp phần nâng cao miễn dịch và tinh thần mỗi ngày. Nếu bạn thường xuyên bị đầy hơi, chướng bụng, táo bón hay ăn không tiêu, thì có lẽ đã đến lúc bạn cần quan tâm hơn đến thực phẩm đưa vào cơ thể. Dưới đây là những loại thực phẩm quen thuộc nhưng cực kỳ có lợi cho hệ tiêu hóa – đừng quên "bỏ túi" để áp dụng trong bữa ăn hằng ngày nhé!
  • Tại sao không nên ăn cơm vào bữa tối ?

    Tại sao không nên ăn cơm vào bữa tối ?

    Cơm trắng là món ăn quen thuộc trong bữa ăn của người Việt. Tuy nhiên, ngày càng nhiều chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo rằng việc tiêu thụ cơm vào buổi tối có thể không có lợi cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người đang muốn giảm cân, kiểm soát đường huyết hoặc cải thiện giấc ngủ. Vậy tại sao ăn cơm vào buổi tối lại bị “chấm điểm thấp” đến vậy?
  • Ba mẹ cần lưu ý gì khi trẻ dậy thì sớm ?

    Ba mẹ cần lưu ý gì khi trẻ dậy thì sớm ?

    Dậy thì là một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên, khi quá trình này diễn ra sớm hơn bình thường, nó có thể kéo theo nhiều hệ lụy về thể chất, tâm lý và sức khỏe sinh sản lâu dài. Vậy ba mẹ cần làm gì khi con dậy thì sớm?
  • Bé gái dậy thì sớm nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào ?

    Bé gái dậy thì sớm nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào ?

    Rất nhiều cha mẹ lo lắng khi con dậy thì sớm, đặc biệt là bé gái – bởi điều này không chỉ ảnh hưởng đến chiều cao, vóc dáng, mà còn có thể tác động đến tâm lý và sức khỏe sinh sản sau này. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để kiểm soát và hỗ trợ quá trình này là chế độ dinh dưỡng hợp lý.
  • Những vi chất dinh dưỡng nào cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ ?

    Những vi chất dinh dưỡng nào cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ ?

    Sự phát triển toàn diện của trẻ – cả về thể chất, trí tuệ và hệ miễn dịch – phụ thuộc rất lớn vào việc bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng trong giai đoạn vàng từ 0 đến 6 tuổi. Đây là lúc cơ thể trẻ phát triển nhanh nhất, não bộ hình thành mạnh mẽ và cũng là thời kỳ dễ thiếu hụt vi chất nhất nếu không chú ý.Dưới đây là những vi chất quan trọng nhất bố mẹ cần bổ sung hợp lý qua chế độ ăn và/hoặc sản phẩm bổ sung cho trẻ:
  • Bỏ túi ngay những mẹo đơn giản cải thiện tình trạng kén ăn ở trẻ

    Bỏ túi ngay những mẹo đơn giản cải thiện tình trạng kén ăn ở trẻ

    Trẻ biếng ăn, kén ăn là nỗi lo muôn thuở của các bậc cha mẹ. Mỗi bữa ăn như một “cuộc chiến”, ép hoài con vẫn lắc đầu, la khóc, ngậm mãi không chịu nuốt. Nhưng mẹ ơi, đừng vội lo lắng hay mất kiên nhẫn! Có thể chỉ cần thay đổi vài mẹo nhỏ trong cách chế biến, trình bày và tạo thói quen ăn uống là bé sẽ hợp tác hơn hẳn.Cùng “bỏ túi” những mẹo cực đơn giản nhưng hiệu quả dưới đây để cải thiện tình trạng kén ăn ở trẻ nhé!