Những lưu ý quan trọng khi ăn dứa mà ai cũng nên biết

Dứa (hay thơm, khóm) là loại trái cây nhiệt đới rất được yêu thích nhờ vị ngọt, chua dịu và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, khi ăn dứa cũng cần lưu ý một số điểm để tránh ảnh hưởng sức khỏe. Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi ăn dứa mà ai cũng nên biết:

Không nên ăn quá nhiều dứa một lúc, đặc biệt là dứa xanh

Theo Cleveland Clinic, mặc dù dứa rất tốt cho sức khỏe, nhưng ăn quá nhiều cùng lúc có thể gây ra một số tác dụng phụ khó chịu bao gồm hiện tượng rát hoặc ngứa miệng, lưỡi.

Nguyên nhân chính là enzyme bromelain trong dứa có khả năng phân hủy protein. Khi bạn ăn quá nhiều dứa tươi, bromelain bắt đầu phân hủy các mô protein trong miệng, gây cảm giác rát, ngứa hoặc thậm chí nổi mụn nước nhỏ ở môi và lưỡi. Một số người nhạy cảm có thể cảm thấy miệng nóng rát hoặc viêm nhẹ.

Ngoài ra, dứa còn chứa nhiều axit tự nhiên và chất xơ, nếu ăn quá nhiều dễ gây đầy bụng, tiêu chảy, đau dạ dày.

Dứa chưa chín, đặc biệt là phần lõi hoặc phần gần cuống, chứa nồng độ bromelain và axit cao hơn bình thường.

Không nên ăn dứa khi đói

Dứa có độ axit cao, do đó ăn khi bụng đang rỗng, đặc biệt là vào buổi sáng, có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, dẫn đến ợ chua, trào ngược axit, đau tức dạ dày, đầy hơi hoặc khó tiêu.

Những người có dạ dày yếu, bị viêm loét dạ dày hoặc trào ngược dạ dày thực quản nên tránh ăn dứa lúc đói. Thay vào đó, bạn có thể kết hợp dứa với yến mạch, sữa chua hoặc các món nhẹ khác để làm dịu độ axit.

Không nên ăn dứa khi đói

Không nên ăn dứa nếu đang dùng một số loại thuốc

Dứa có hoạt tính sinh học cao. Enzyme bromelain có thể tương tác với nhiều loại thuốc, khiến thuốc hấp thụ mạnh hơn hoặc tác dụng phụ tăng lên. Một số tương tác đáng chú ý gồm:

– Thuốc kháng sinh: Dứa có thể làm tăng hấp thu thuốc, khiến thuốc tác dụng mạnh hơn nhưng cũng dễ gây chóng mặt, buồn nôn hoặc tiêu chảy.

– Thuốc chống đông máu: Bromelain trong dứa có tính chất làm loãng máu tự nhiên, có thể tăng nguy cơ chảy máu nếu dùng kèm thuốc chống đông máu.

– Thuốc an thần hoặc thuốc điều trị trầm cảm: Dứa có thể ảnh hưởng đến enzyme gan, làm thay đổi tốc độ phân hủy thuốc trong cơ thể.

Nếu bạn đang dùng thuốc lâu dài, đặc biệt là thuốc tim mạch, kháng sinh, hoặc thuốc liên quan đến hệ thần kinh, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn dứa thường xuyên.

  • Bỏ túi ngay những thực phẩm giúp bạn cải thiện hệ tiêu hóa

    Bỏ túi ngay những thực phẩm giúp bạn cải thiện hệ tiêu hóa

    Hệ tiêu hóa khỏe mạnh không chỉ giúp hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả mà còn góp phần nâng cao miễn dịch và tinh thần mỗi ngày. Nếu bạn thường xuyên bị đầy hơi, chướng bụng, táo bón hay ăn không tiêu, thì có lẽ đã đến lúc bạn cần quan tâm hơn đến thực phẩm đưa vào cơ thể. Dưới đây là những loại thực phẩm quen thuộc nhưng cực kỳ có lợi cho hệ tiêu hóa – đừng quên "bỏ túi" để áp dụng trong bữa ăn hằng ngày nhé!
  • Tại sao không nên ăn cơm vào bữa tối ?

    Tại sao không nên ăn cơm vào bữa tối ?

    Cơm trắng là món ăn quen thuộc trong bữa ăn của người Việt. Tuy nhiên, ngày càng nhiều chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo rằng việc tiêu thụ cơm vào buổi tối có thể không có lợi cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người đang muốn giảm cân, kiểm soát đường huyết hoặc cải thiện giấc ngủ. Vậy tại sao ăn cơm vào buổi tối lại bị “chấm điểm thấp” đến vậy?
  • Ba mẹ cần lưu ý gì khi trẻ dậy thì sớm ?

    Ba mẹ cần lưu ý gì khi trẻ dậy thì sớm ?

    Dậy thì là một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên, khi quá trình này diễn ra sớm hơn bình thường, nó có thể kéo theo nhiều hệ lụy về thể chất, tâm lý và sức khỏe sinh sản lâu dài. Vậy ba mẹ cần làm gì khi con dậy thì sớm?
  • Bé gái dậy thì sớm nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào ?

    Bé gái dậy thì sớm nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào ?

    Rất nhiều cha mẹ lo lắng khi con dậy thì sớm, đặc biệt là bé gái – bởi điều này không chỉ ảnh hưởng đến chiều cao, vóc dáng, mà còn có thể tác động đến tâm lý và sức khỏe sinh sản sau này. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để kiểm soát và hỗ trợ quá trình này là chế độ dinh dưỡng hợp lý.
  • Những vi chất dinh dưỡng nào cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ ?

    Những vi chất dinh dưỡng nào cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ ?

    Sự phát triển toàn diện của trẻ – cả về thể chất, trí tuệ và hệ miễn dịch – phụ thuộc rất lớn vào việc bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng trong giai đoạn vàng từ 0 đến 6 tuổi. Đây là lúc cơ thể trẻ phát triển nhanh nhất, não bộ hình thành mạnh mẽ và cũng là thời kỳ dễ thiếu hụt vi chất nhất nếu không chú ý.Dưới đây là những vi chất quan trọng nhất bố mẹ cần bổ sung hợp lý qua chế độ ăn và/hoặc sản phẩm bổ sung cho trẻ:
  • Bỏ túi ngay những mẹo đơn giản cải thiện tình trạng kén ăn ở trẻ

    Bỏ túi ngay những mẹo đơn giản cải thiện tình trạng kén ăn ở trẻ

    Trẻ biếng ăn, kén ăn là nỗi lo muôn thuở của các bậc cha mẹ. Mỗi bữa ăn như một “cuộc chiến”, ép hoài con vẫn lắc đầu, la khóc, ngậm mãi không chịu nuốt. Nhưng mẹ ơi, đừng vội lo lắng hay mất kiên nhẫn! Có thể chỉ cần thay đổi vài mẹo nhỏ trong cách chế biến, trình bày và tạo thói quen ăn uống là bé sẽ hợp tác hơn hẳn.Cùng “bỏ túi” những mẹo cực đơn giản nhưng hiệu quả dưới đây để cải thiện tình trạng kén ăn ở trẻ nhé!