Matcha và nguy cơ thiếu máu: Sự thật cần biết trước khi uống mỗi ngày

Matcha – loại bột trà xanh nổi tiếng của Nhật Bản – từ lâu đã được yêu thích nhờ hương vị đặc trưng và các lợi ích sức khỏe như chống oxy hóa, tăng cường năng lượng và hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện một số lo ngại rằng việc tiêu thụ matcha quá thường xuyên có thể gây thiếu máu do thiếu sắt. Liệu điều này có cơ sở khoa học?

Matcha- trà xanh dạng bột – là một loại đồ uống nổi tiếng trong ẩm thực Nhật Bản. Thức uống này đã gia tăng độ phổ biến trong nhiều năm gần đây, bao gồm ở Việt Nam. Tuy nhiên có những quan điểm cho rằng uống matcha có thể dẫn đến thiếu sắt, dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.

“Bị thiếu máu và lo lắng, nhưng lại cản trở việc matcha có lượng caffeine lớn hơn cà phê và có thể cản trở sự hấp thụ sắt của cơ thể”, nhà sáng tạo nội dung Yumi đã viết trong một video được đăng vào tháng 2, video đã thu hút gần 800.000 lượt xem.

Trong một video khác có 2,8 triệu lượt xem, TikToker Kacey Ondimu cho biết cô đã chuyển từ uống matcha sang trà moringa, sau khi lo rằng matcha là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu sắt mãn tính của cô.

Matcha là gì?

Matcha là một loại bột mịn được làm từ lá trà xanh, trồng trong bóng râm và sấy khô. Khác với các loại trà lá rời, matcha dạng bột giúp việc pha chế trở nên nhanh chóng và dễ dàng khi không cần ngâm, ủ. Mặc dù phổ biến dưới dạng trà hoặc latte, matcha cũng xuất hiện trong nhiều công thức và thực phẩm chế biến sẵn như kem, bánh quy.

Về mặt dinh dưỡng, matcha giàu chất chống oxy hóa và các hợp chất thực vật có tác dụng chống viêm, đồng thời có “sự kết hợp độc đáo giữa caffeine và L-theanine,” mang lại “năng lượng tỉnh táo nhưng vẫn thư thái”, theo chia sẻ của chuyên gia dinh dưỡng Sapna Peruvemba, hiện đang theo học tiến sĩ khoa học dinh dưỡng tại California qua bài đăng trên Health.com.

“Matcha mang đến nguồn năng lượng nhẹ nhàng mà không gây bồn chồn hay cảm giác mệt mỏi như cà phê”, cô chia sẻ với tạp chí Health. Một muỗng cà phê bột matcha – lượng đủ dùng để pha một cốc chứa khoảng 70-80mg caffeine, trong khi một ly cà phê chứa khỏng 90mg.

Matcha có ảnh hưởng đến hấp thụ sắt của cơ thể?

Mối lo ngại về ảnh hưởng của matcha và sắp liên quan đến hợp chất tannin có trong bột matcha. Tannin là loại hợp chất chống oxy hóa có trong matcha và đang được nghiên cứu về vai trò trong việc góp phần giúp cơ thể ngăn ngừa các bệnh ung thư.

Tuy nhiên, tannin cũng góp phần khiến cơ thể hạn chế sự hấp thụ sắt, làm tăng nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. Tình trạng này có thể dẫn đến các triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, khó thở và các triệu chứng khác.

Matcha không phải nguồn tannin duy nhất trong chế độ ăn. Tannin cũng có trong sô cô la, một số loại rau lá xanh, cà phê, các loại trà. Tuy nhiên, tannin đặc biệt cô đặc trong bột matcha. Một nghiên cứu cho thấy nồng độ của một loại tannin gọi là epigallocatechin gallate (EGCG) trong matcha cao gấp 137 lần so với trà xanh thông thường.

Điều đó có nghĩa là giả thuyết của người dùng TikTok về vấn đề matcha và sắt không phải là vô lý, theo giải thích của chuyên gia Kirbie Daily – phó giám đốc bộ phận Nutrition Olympic tại Đại học Memphis (và cũng là người yêu thích matcha).

“Matcha bản thân nó không trực tiếp gây ra thiếu máu do thiếu sắt”, cô chia sẻ với tạp chí Health. “Tuy nhiên, nó có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ sắt của cơ thể nếu bạn uống quá gần với bữa ăn”. 

Việc uống matcha cùng với hoặc ngay sau một bữa ăn giàu sắt có thể khiến cơ thể khó hấp thụ sắt hơn trong đường tiêu hóa, cô cho biết. Điều đó có nghĩa nếu tiêu thụ với số lượng lớn, trà xanh cũng có thể dẫn đến tình trạng thiếu sắt theo thời gian.

Tuy nhiên, Peruvemba cho biết tác động của matcha đến lượng sắt trong cơ thể có thể là rất nhỏ đối với hầu hết người khỏe mạnh. Việc uống trà xanh thường xuyên hiếm khi liên quan đến tỉ lệ cao thiếu máu do thiếu sắt.

Tuy vậy, Peruvemba cảnh báo rằng nếu bạn đã có nguy cơ cao bị thiếu máu do thiếu sắt, bạn nên cẩn trọng hơn một chút. Nhóm này bao gồm: phụ nữ mang thai và cho con bú, người gặp tình trạng kinh nguyệt nhiều, người đang hồi phục sau phẫu thuật, người ăn chay và thuần chay, người mắc các bệnh đường tiêu hóa như bệnh celiac hoặc bệnh viêm ruột.

Chuyên gia khuyên rằng không nên uống matcha trong bữa ăn hoặc ngay khi dùng bổ sung viên sắt – Ảnh minh họa

Làm thế nào để uống matcha mà không ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ sắt của cơ thể?

Theo Daily, việc sử dụng matcha an toàn chủ yếu phụ thuộc vào thời điểm sử dụng. “Uống matcha cùng bữa ăn hoặc ngay sau bữa ăn sẽ ức chế việc hấp thụ sắt mạnh hơn so với việc uống giữa các bữa ăn”, cô nói. “Tôi khuyên bạn nên cách bữa ăn hoặc thời điểm bổ sung sắt ít nhất từ một đến hai tiếng trước khi uống matcha”.

Lượng và loại matcha bạn tiêu thụ cũng rất quan trọng. “Kem matcha chứa rất ít matcha thực so với việc uống trà matcha”, Megan Byrd, chuyên gia dinh dưỡng, người sáng lập blog Coffee Copycat, chia sẻ với tạp chí Health. “Càng tiêu thụ nhiều matcha mỗi ngày, thì nguy cơ tiềm ẩn càng cao”.

Vì lý do đó, Byrd khuyến nghị không nên uống quá một ly matcha mỗi ngày đối với những người lo ngại về lượng sắt trong cơ thể. Hãy nhớ rằng matcha chỉ là một phần trong “bức tranh dinh dưỡng” liên quan đến việc hấp thụ sắt. Thay vì tập trung quá mức vào một loại đồ uống, bạn nên chú ý đến toàn bộ chế độ ăn uống của mình.

“Cũng cần nhìn vào bức tranh toàn cảnh”, chuyên gia Peruvemba chia sẻ. “Bạn có đang ăn đủ thực phẩm giàu sắt không? Bạn có kết hợp các nguồn sắt có nguồn gốc thực vật với vitamin C để tăng khả năng hấp thụ không?”.

Việc ăn các thực phẩm như thịt đỏ, cá, đậu lăng, yến mạch, quinoa và các loại hạt có thể giúp bạn bổ sung nhiều sắt hơn vào chế độ ăn. Kết hợp những thực phẩm này với các loại thực phẩm giàu vitamin C – như bông cải xanh, xoài, ớt chuông hoặc dâu tây cũng có thể giúp việc hấp thụ sắt hiệu quả hơn.

  • Muốn con gái hạnh phúc và bản lĩnh, mẹ đừng quên dạy 6 điều này

    Muốn con gái hạnh phúc và bản lĩnh, mẹ đừng quên dạy 6 điều này

    Trong hành trình làm mẹ, có lẽ điều quý giá nhất không phải là dạy con trở thành “cô bé ngoan” theo chuẩn mực xã hội, mà là giúp con trở thành chính mình – một phiên bản tự tin, hiểu giá trị bản thân và biết cách yêu thương cuộc sống. Dưới đây là 6 bài học quan trọng mà người mẹ nào cũng nên dạy con gái từ sớm.
  • Không còn nước mắt trước bàn học: Chiến thuật dạy con đang được nhiều phụ huynh áp dụng

    Không còn nước mắt trước bàn học: Chiến thuật dạy con đang được nhiều phụ huynh áp dụng

    “Chiến thuật Mưa Rào” không thần thánh hóa việc học, không tạo áp lực cho cả phụ huynh lẫn học sinh. Thay vào đó, nó đặt trẻ làm trung tâm, lấy cảm xúc và nhịp độ tự nhiên của trẻ làm nền tảng. Đây không chỉ là phương pháp học tập, mà còn là một triết lý nuôi dạy con nhẹ nhàng, bền vững – nơi việc học không còn là nước mắt mà là nụ cười và sự thấu hiểu.
  • Không ai ngờ những nguyên liệu này giúp khử mùi cơ thể hiệu quả đến vậy

    Không ai ngờ những nguyên liệu này giúp khử mùi cơ thể hiệu quả đến vậy

    Mùi cơ thể là vấn đề nhạy cảm nhưng lại rất phổ biến, đặc biệt là ở khí hậu nóng ẩm như Việt Nam. Thay vì lệ thuộc vào các sản phẩm khử mùi chứa hóa chất, ngày càng nhiều người tìm đến những giải pháp tự nhiên, an toàn và hiệu quả lâu dài. Dưới đây là một số mẹo khử mùi cơ thể bằng nguyên liệu tự nhiên, dễ thực hiện ngay tại nhà.
  • Sơn móng tay quá nhiều – Đẹp thì có, hại thì không ít

    Sơn móng tay quá nhiều – Đẹp thì có, hại thì không ít

    Ngày nay, việc sơn móng tay đã trở thành một phần không thể thiếu trong thói quen làm đẹp của nhiều người, đặc biệt là phụ nữ. Tuy nhiên, ít ai biết rằng đằng sau lớp sơn lấp lánh và những bộ móng hoàn hảo lại tiềm ẩn không ít nguy cơ đối với sức khỏe. Dưới đây là 5 tác hại khi lạm dụng sơn móng tay mà bạn nên biết để bảo vệ chính mình.
  • Tắm nắng vẫn đẹp da: Mẹo chống nắng và dưỡng da khi đi biển

    Tắm nắng vẫn đẹp da: Mẹo chống nắng và dưỡng da khi đi biển

    Một chuyến đi biển là dịp lý tưởng để thư giãn, tận hưởng làn nước mát và ánh nắng rực rỡ. Tuy nhiên, dưới cái nắng chói chang và tác động của gió biển, làn da rất dễ bị tổn thương nếu không được bảo vệ đúng cách. Cháy nắng, khô ráp, sạm màu hay nổi mụn là những tình trạng thường gặp sau một ngày vui chơi trên bãi cát.Vậy làm sao để giữ cho da khỏe mạnh và rạng rỡ khi đi biển? Dưới đây là những cách bảo vệ da được chuyên gia da liễu khuyên áp dụng.
  • Từ A đến Z cách chăm sóc da mùa nắng nóng

    Từ A đến Z cách chăm sóc da mùa nắng nóng

    Mùa hè mang đến ánh nắng rực rỡ, những chuyến du lịch biển và các hoạt động ngoài trời sôi động. Tuy nhiên, chính những điều hấp dẫn ấy cũng khiến làn da dễ bị tổn thương bởi tác động mạnh mẽ từ tia UV, nhiệt độ cao, mồ hôi và ô nhiễm. Nếu không chăm sóc đúng cách, da có thể bị sạm đen, cháy nắng, nổi mụn hoặc lão hóa sớm.Dưới đây là những bí quyết giúp bảo vệ và giữ gìn làn da khỏe mạnh trong mùa hè, được chuyên gia da liễu khuyên dùng.