Rèn luyện 5 thói quen buổi sáng này để giúp thanh lọc cơ thể

Rèn luyện những thói quen buổi sáng là cách tuyệt vời để thanh lọc cơ thể, tăng cường sức khỏe và khởi động một ngày mới đầy năng lượng. Dưới đây là 5 thói quen buổi sáng giúp thanh lọc cơ thể hiệu quả:

Mặc dù gan, thận… là những cơ quan thải độc tự nhiên của cơ thể, nhưng việc hỗ trợ quá trình này sẽ giảm bớt gánh nặng cho gan, thận và các cơ quan thải độc khác. Bằng cách loại bỏ các độc tố trong cơ thể, thải độc có thể tăng cường tiêu hóa, tăng mức năng lượng, tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp da sáng hơn và cuối cùng hỗ trợ một cơ thể cân bằng và khỏe mạnh.

1. Những thói quen lành mạnh nào giúp gan, thận thải độc tốt hơn?

Thận và gan là những cơ quan thải độc thiết yếu, làm việc không biết mệt mỏi để lọc và loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Theo thời gian, các cơ quan này có thể trở nên quá tải, đặc biệt là với nhu cầu của cuộc sống hiện đại ngày nay.

Thêm một số thói quen buổi sáng đơn giản, hỗ trợ chức năng, giúp các cơ quan này thải độc hiệu quả.

Sau đây là 5 thói quen buổi sáng để bắt đầu ngày mới, tốt cho quá trình thải độc:

1.1.Bắt đầu ngày mới với yoga

Yoga – đặc biệt là một số tư thế như uốn cong về phía trước, vặn mình kết hợp với tập thở… góp phần đáng kể vào quá trình giải độc các cơ quan.

Theo thông tin đăng trên TOI, yoga – đặc biệt là một số tư thế như uốn cong về phía trước, vặn mình kết hợp với tập thở… góp phần đáng kể vào quá trình giải độc các cơ quan. Những tư thế này được biết là có tác dụng kích thích lưu lượng máu, hỗ trợ tiêu hóa và thúc đẩy quá trình đào thải độc tố.

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Thay thế và Bổ sung, việc tập yoga có thể cải thiện chức năng của gan và thận bằng cách giảm căng thẳng và tăng cường lưu thông máu. Thêm các tư thế như: Ngồi vặn mình (Ardha Matsyendrasana), uốn cong về phía trước (Paschimottanasana) để giúp gan, thận… đào thải tạp chất hiệu quả hơn.

1.2. Bắt đầu ngày mới với cốc nước chanh ấm

Các loại thực phẩm tiêu thụ vào buổi sáng có thể hỗ trợ hoặc cản trở nỗ lực thải độc của cơ thể. Bắt đầu ngày mới bằng một cốc nước chanh ấm là một thói quen phổ biến và hiệu quả để thải độc cơ thể. Chanh giàu vitamin C, chất chống oxy hóa, có thể giúp loại bỏ độc tố và hỗ trợ chức năng gan.

Ngoài ra, có thể thêm các loại thực phẩm như tỏi, nghệ và rau xanh vào bữa sáng để cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng thiết yếu, hỗ trợ quá trình giải độc. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những thực phẩm này giúp tăng cường quá trình giải độc tự nhiên của gan.

1.3. Tắm bằng bàn chải mềm

Tắm ngay khi thức dậy vào buổi sáng không chỉ giúp bạn tỉnh táo mà còn giúp cơ thể đào thải độc tố. Sử dụng bàn chải mềm chà nhẹ lên da trong khi tắm có thể kích thích lưu thông bạch huyết, điều này rất quan trọng để loại bỏ độc tố khỏi cơ thể.

Phương pháp này được gọi là chải khô, đặc biệt hiệu quả khi thực hiện trước khi tắm nước ấm, giúp tẩy tế bào chết, cải thiện lưu thông máu và hỗ trợ quá trình giải độc tự nhiên của cơ thể.

1.4. Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên là một trong những cách hiệu quả nhất để hỗ trợ thận và gan thải độc.

Hoạt động thể chất làm tăng lưu thông máu, giúp vận chuyển độc tố đến các cơ quan chịu trách nhiệm đào thải chúng. Một nghiên cứu trên Tạp chí Y học Thể thao Quốc tế cho thấy, tập thể dục thường xuyên có thể tăng cường chức năng gan, thúc đẩy quá trình thải độc tổng thể trong cơ thể.

Cho dù đó là đi bộ nhanh, chạy bộ buổi sáng hay một buổi tập thể dục nhịp điệu… việc cam kết hoạt động thể chất hàng ngày sẽ góp phần đáng kể vào việc duy trì sức khỏe của thận và gan.

1.5. Thử nước ép rau, củ tươi

Rau củ có thể hỗ trợ quá trình thải độc tự nhiên của gan, bảo vệ chống lại stress oxy hóa.

Bắt đầu ngày mới bằng một ly nước ép rau tươi có thể cung cấp cho cơ thể một liều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa cô đặc, hỗ trợ quá trình thải độc. Các loại rau như củ cải đường, cà rốt và rau bina… đặc biệt có lợi, vì chúng chứa các chất dinh dưỡng thúc đẩy chức năng gan, giúp làm sạch thận.

Rau có thể hỗ trợ quá trình thải độc tự nhiên của gan, bảo vệ chống lại stress oxy hóa. Thêm thói quen này vào buổi sáng có thể giúp gan, thận tăng cường thải độc ngay từ đầu ngày.

2. Làm thế nào để ăn uống lành mạnh?

Ăn uống lành mạnh có thể đơn giản nếu bạn tập trung vào các bữa ăn cân bằng bao gồm nhiều loại thực phẩm nguyên chất: Thêm nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc như cá, gà hoặc các loại đậu; giảm thiểu thực phẩm chế biến, đồ ăn nhẹ có đường và muối quá mức, đồng thời uống đủ nước trong ngày. Bên cạnh đó, cần chọn chất béo lành mạnh từ quả bơ, các loại hạt, dầu ô liu và kiểm soát khẩu phần – là chìa khóa, cũng như lắng nghe các tín hiệu đói của cơ thể…

  • Chống lão hóa da đúng cách: Lời khuyên chuyên gia cho từng loại da riêng biệt

    Chống lão hóa da đúng cách: Lời khuyên chuyên gia cho từng loại da riêng biệt

    Lão hóa da là một quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi, nhưng với một chế độ chăm sóc da hợp lý, bạn hoàn toàn có thể làm chậm lại quá trình này và duy trì làn da khỏe mạnh, mịn màng. Mỗi loại da có những đặc điểm và nhu cầu riêng biệt, vì vậy cách dưỡng da chống lão hóa cũng cần được điều chỉnh sao cho phù hợp. Dưới đây là những bí quyết dưỡng da chống lão hóa cho từng loại da phổ biến.
  • Đừng uống nước dứa tùy tiện! Đây là thời điểm tốt nhất theo chuyên gia dinh dưỡng

    Đừng uống nước dứa tùy tiện! Đây là thời điểm tốt nhất theo chuyên gia dinh dưỡng

    Dứa (hay còn gọi là thơm, khóm) không chỉ là loại trái cây nhiệt đới thơm ngon mà còn là “kho dinh dưỡng” tự nhiên với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Uống nước dứa mang lại nhiều công dụng như tăng cường miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, làm đẹp da và kháng viêm. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa các lợi ích này, việc lựa chọn thời điểm uống nước dứa rất quan trọng.
  • Ăn chuối – việc nhỏ nhưng hiệu quả lớn với người huyết áp cao

    Ăn chuối – việc nhỏ nhưng hiệu quả lớn với người huyết áp cao

    Trong danh sách các loại trái cây lành mạnh, chuối luôn nằm trong top đầu nhờ giá trị dinh dưỡng cao, dễ ăn, dễ bảo quản và giá thành hợp lý. Nhưng ít ai biết rằng, chuối còn là một “trợ thủ đắc lực” trong việc kiểm soát huyết áp, đặc biệt với những người có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch.
  • Mì tôm – Người bạn tiện lợi hay “kẻ thù thầm lặng” của sức khỏe?

    Mì tôm – Người bạn tiện lợi hay “kẻ thù thầm lặng” của sức khỏe?

    Mì tôm – hay mì ăn liền – từ lâu đã trở thành “cứu tinh” của những ngày bận rộn, cuối tháng hết tiền, hay đơn giản là vì... quá tiện và ngon. Nhưng nếu bạn biến thói quen ăn 1 gói mì tôm mỗi ngày thành điều “bình thường mới”, thì cơ thể sẽ dần phản ứng ra sao?
  • Trị nám không khó – Ăn gì để da sáng mịn từ bên trong

    Trị nám không khó – Ăn gì để da sáng mịn từ bên trong

    Điều trị nám không chỉ phụ thuộc vào mỹ phẩm hay công nghệ thẩm mỹ, mà còn cần sự kết hợp từ bên trong, đặc biệt là chế độ ăn uống. Một số thực phẩm có thể giúp giảm quá trình sản sinh melanin, chống oxy hóa mạnh, từ đó hỗ trợ cải thiện sắc tố da hiệu quả hơn.Dưới đây là những nhóm thực phẩm nên bổ sung nếu bạn đang trong quá trình điều trị nám da:
  • Không cần kháng sinh nhân tạo, bạn đã có 10 “thần dược” từ bếp nhà

    Không cần kháng sinh nhân tạo, bạn đã có 10 “thần dược” từ bếp nhà

    Trong khi kháng sinh tổng hợp ngày càng bị lạm dụng và gây ra tình trạng kháng thuốc, thì thiên nhiên lại ban tặng cho chúng ta nhiều thực phẩm có tính kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên rất hiệu quả. Dưới đây là 10 loại “kháng sinh xanh” bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày để hỗ trợ hệ miễn dịch và giảm nguy cơ nhiễm trùng.