Thiếu sắt ở trẻ em Việt Nam: Vấn đề âm thầm nhưng hệ lụy lâu dài

Tình trạng thiếu sắt ở trẻ em Việt Nam đang âm thầm diễn ra với tỷ lệ đáng báo động. Dù không ồn ào như các dịch bệnh truyền nhiễm, nhưng hậu quả của thiếu sắt – từ chậm phát triển trí tuệ, suy giảm thể chất đến tăng nguy cơ mắc bệnh – lại sâu sắc và dai dẳng. Đây là vấn đề y tế công cộng cần được nhìn nhận đúng mức và có giải pháp can thiệp kịp thời.

Trẻ em Việt Nam thiếu sắt: Tình trạng báo động bị xem nhẹ?

Theo kết quả của Tổng điều tra Dinh dưỡng năm 2019-2020 do Viện Dinh dưỡng Quốc gia thực hiện, khoảng 30% trẻ em Việt Nam trong độ tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi bị thiếu sắt.

Thực trạng trẻ thiếu sắt ở Việt Nam: thầm lặng nhưng nguy hiểm- Ảnh 1.

Sắt là khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt quan trọng đối với trẻ em trong giai đoạn phát triển. Sắt tham gia vào quá trình sản xuất hemoglobin – một loại protein trong hồng cầu giúp vận chuyển oxy đến các tế bào trong cơ thể. Hơn nữa, sắt còn là thành phần không thể thiếu trong việc phát triển não bộ và hệ miễn dịch của trẻ.

– Phát triển trí não: Sắt đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển não bộ của trẻ. Nó giúp duy trì chức năng nhận thức, sự tập trung, và học hỏi.

– Tăng cường miễn dịch: Sắt giúp hệ thống miễn dịch của trẻ hoạt động hiệu quả hơn, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu sắt ở trẻ em Việt Nam

– Chế độ ăn thiếu sắt: Trẻ em ở Việt Nam, đặc biệt là các em dưới 2 tuổi, thường không được cung cấp đầy đủ các thực phẩm giàu sắt. Thực phẩm chủ yếu trong chế độ ăn của trẻ là cơm, rau và các loại thực phẩm ít giàu sắt như thịt đỏ, cá, và các sản phẩm từ sữa.

Thực trạng trẻ thiếu sắt ở Việt Nam: thầm lặng nhưng nguy hiểm- Ảnh 2.

– Thiếu kiến thức về dinh dưỡng: Nhiều bậc phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc bổ sung sắt trong chế độ ăn uống hàng ngày cho trẻ.

– Mắc các bệnh lý tiêu hóa: Trẻ em có thể bị thiếu sắt do bệnh lý về đường ruột hoặc ký sinh trùng như giun sán, ảnh hưởng đến khả năng hấp thu sắt.

– Biểu hiện thiếu sắt ở trẻ thường không rõ ràng, khó nhận biết.

Hậu quả thiếu sắt ở trẻ

Thiếu sắt có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng tình trạng thiếu sắt kéo dài có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt

Thiếu sắt là nguyên nhân chính gây ra thiếu máu ở trẻ em. Thiếu sắt khiến cơ thể không thể sản xuất đủ hemoglobin, dẫn đến thiếu máu.

Trẻ thiếu máu có các triệu chứng như mệt mỏi, da xanh xao, giảm khả năng vận động và giảm khả năng học hỏi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh và suy giảm khả năng phát triển nhận thức, cũng như thành tích học tập kém.

Ảnh hưởng không hồi phục với não bộ

WHO cảnh báo: “Thiếu sắt ở trẻ em dưới hai tuổi có thể gây ra những ảnh hưởng đáng kể và không thể hồi phục đối với sự phát triển của não. Điều này có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực đối với việc học tập và thành tích học tập sau này”.

Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và phát triển não bộ. Cơ thể cần sắt để đưa oxy lên não và tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh – những chất giúp trẻ ghi nhớ, suy nghĩ và tập trung. Trẻ thiếu sắt từ sớm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng học tập và trí thông minh sau này.

Hệ miễn dịch suy yếu

Sắt tham gia cấu tạo hồng cầu, đồng thời sắt tham gia vào quá trình sản sinh ra các tế bào miễn dịch như Lympho T. Đây là tế bào giúp chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn. Bởi vậy, khi cơ thể trẻ bị thiếu sắt thì hệ miễn dịch sẽ suy giảm. Hàng rào bảo vệ cơ thể trở nên lỏng lẻo và tạo cơ hội cho virus, vi khuẩn hoành hành, gây bệnh. Vì vậy sắt đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì một hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Khuyến cáo bổ sung sắt từ Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ

Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đã đưa ra khuyến cáo:

– Trẻ sinh đủ tháng, bú mẹ hoàn toàn hoặc bú mẹ chủ yếu, bổ sung sắt dự phòng 1 mg/kg mỗi ngày từ 4 tháng tuổi.

– Trẻ sinh non hoặc nhẹ cân: bổ sung sắt dự phòng liều 2–4 mg/kg/ngày (tối đa 15 mg/ngày) trong 12 tháng đầu đời.

Những hậu quả nghiêm trọng của thiếu sắt có thể ảnh hưởng lâu dài và không hồi phục đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Vì vậy, việc bổ sung sắt đầy đủ và kịp thời, cùng với nâng cao nhận thức của cha mẹ, là điều cần thiết để bảo vệ và cải thiện sức khỏe cho thế hệ trẻ em Việt Nam.

  • Những giai đoạn vàng cha mẹ cần tận dụng để trẻ phát triển chiều cao tối ưu

    Những giai đoạn vàng cha mẹ cần tận dụng để trẻ phát triển chiều cao tối ưu

    Chiều cao không chỉ là yếu tố ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn liên quan mật thiết đến sức khỏe, sự tự tin và tiềm năng phát triển toàn diện của trẻ trong tương lai. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng biết rằng chiều cao của trẻ chịu tác động rất lớn từ những “giai đoạn vàng” trong quá trình phát triển. Nếu bỏ lỡ những thời điểm quan trọng này, việc cải thiện chiều cao sau đó sẽ rất khó khăn, thậm chí không thể bù đắp.
  • Sữa và chế phẩm từ sữa: Dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ bầu và mẹ cho con bú

    Sữa và chế phẩm từ sữa: Dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ bầu và mẹ cho con bú

    Sữa là nguồn thực phẩm giàu canxi, đạm, vitamin D, B12, photpho, cùng nhiều vi chất cần thiết cho quá trình hình thành xương, phát triển não bộ và tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, sữa còn cung cấp năng lượng dễ hấp thu, rất phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng cao của phụ nữ mang thai và cho con bú.
  • Vì sao phụ nữ mang thai bị nôn nghén? Những yếu tố bạn cần biết

    Vì sao phụ nữ mang thai bị nôn nghén? Những yếu tố bạn cần biết

    Nôn nghén là một trong những biểu hiện thường gặp nhất trong thai kỳ, đặc biệt trong ba tháng đầu. Mặc dù là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng với một số phụ nữ, nôn nghén có thể ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt, dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân do đâu và những yếu tố nào khiến mẹ bầu dễ bị nôn nghén hơn người khác?
  • Ăn nhẹ đúng cách: 7 lựa chọn vàng cho sức khỏe thai kỳ

    Ăn nhẹ đúng cách: 7 lựa chọn vàng cho sức khỏe thai kỳ

    Trong suốt thai kỳ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Ngoài ba bữa ăn chính mỗi ngày, những bữa ăn nhẹ lành mạnh không chỉ giúp mẹ bầu giảm cảm giác buồn nôn, mệt mỏi mà còn bổ sung thêm dưỡng chất thiết yếu. Dưới đây là 7 món ăn nhẹ vừa ngon miệng vừa tốt cho sức khỏe mà phụ nữ mang thai nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày.
  • Lòng heo – Món ăn dân dã và những mối nguy thầm lặng

    Lòng heo – Món ăn dân dã và những mối nguy thầm lặng

    Lòng heo – một trong những món ăn khoái khẩu và phổ biến trong ẩm thực Việt Nam – từ lâu đã xuất hiện trong bữa cơm gia đình, các quán nhậu bình dân cho đến những quán bún, cháo nổi tiếng. Tuy nhiên, đằng sau hương vị hấp dẫn và cảm giác "bắt miệng" ấy là hàng loạt nguy cơ cho sức khỏe mà không phải ai cũng nhận thức đầy đủ.
  • Thời điểm vàng để uống giấm táo mỗi ngày

    Thời điểm vàng để uống giấm táo mỗi ngày

    Giấm táo từ lâu đã được biết đến như một “thần dược” tự nhiên, với hàng loạt lợi ích cho sức khỏe: hỗ trợ tiêu hóa, giúp kiểm soát đường huyết, hỗ trợ giảm cân và thậm chí cải thiện làn da. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết khi nào là thời điểm tốt nhất để uống giấm táo để phát huy tối đa công dụng và hạn chế tác dụng phụ.